KOC là gì?
- KOC được viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer. Giống với KOLs, KOC là những người có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường. Công việc của họ là nhận sản phẩm/dịch vụ sau đó trực tiếp thử nghiệm và đưa ra những đánh giá, nhận xét mang tính khách quan.
Có 2 Xu hướng KOC hiện tại:
Để có thể trở thành một KOC, bạn cần phải là một KOL trước.
- KOL (Key Opinion Leader) được định nghĩa là những người có sức ảnh hưởng, có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Những ý kiến của các KOLs đưa ra phải có sức nặng và mang tính chia sẻ kiến thức.
- Từ lượng công chúng theo dõi ban đầu, KOL chuyên nghiệp chuyển thành KOC một cách dễ dàng với công việc thu hút tiêu dùng, thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những đánh giá, nhận xét.
Những KOC không phải là một KOL ban đầu.
- Những người này, họ xây dựng lượng người theo dõi bằng cách "cho đi trước, nhận lại sau", tức là sản xuất các video, vlog giải trí hay chia sẻ kiến thức trước lên tài khoản TikTok cá nhân.
- Sau khi đã thu hút được lượng công chúng nhất định, các TikToker sẽ nhận được lời mời hợp tác từ các nhãn hàng thời trang, mỹ phẩm... để review sản phẩm và thu hút người tiêu dùng.
Thống kê mới nhất từ báo cáo Year in Search 2020 của Google Xu Hướng cho thấy, mức tìm kiếm video liên quan đến "nên mua gì" tăng đến 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tương lai, KOC sẽ là "thị trường tiềm năng" cho thế hệ trẻ để có được nền tảng vững chắc từ thu nhập, để có thể nuôi dưỡng niềm đam mê và phát triển nghề nghiệp bản thân.
Thu nhập trung bình của một KOC dao động trong khoảng 8-10 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến 100-150 triệu đồng/tháng, trở thành công việc "hái ra tiền" của nhiều bạn trẻ.
Theo báo cáo của Microsoft & Rakuten Insight dự kiến chi tiêu online sẽ tăng hơn 50% trong các năm tới. Đây là "cơ hội vàng" cho nghề KOC phát triển, đem đến thu nhập hàng triệu đồng mỗi tháng cho các bạn trẻ. Nhưng đôi khi nó cũng là thách thức, đòi hỏi KOC phải đổi mới, sáng tạo mỗi ngày để không bị lãng quên.